Thị trường thực phẩm Hồi giáo, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức về tiềm năng thị trường thực phẩm Halal - những sản phẩm "được phép" và "hợp pháp" theo Luật Hồi Giáo với những tiêu chuẩn vô cùng chi tiết và nghiêm ngặt - tầm quan trọng của chứng nhận Halal và các biện pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu.
Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm, tham gia đông đảo của hơn 300 đại biểu trong nước và quốc tế cả trực tiếp và trực tuyến.
Tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng đề cao vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong việc quảng bá các sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm Halal ra thị trường toàn cầu. Theo đó, việc chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, định hướng sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Halal toàn cầu là vô cùng cần thiết.
Diễn đàn đã khẳng định tiềm năng rất lớn của thị trường Halal toàn cầu, trong đó có thực phẩm Halal. Thị trường Halal đang phát triển nhanh, ngoài thực phẩm còn mở rộng sang dược phẩm, mỹ phẩm, dịch vụ... tại khắp các châu lục từ châu Á, Trung Đông-châu Phi, cho tới châu Âu và châu Mỹ.
Nhu cầu về sản phẩm Halal gia tăng mạnh không chỉ vì sự tăng nhanh của dân số Hồi giáo mà còn phản ánh xu hướng nhiều người không theo đạo Hồi ở những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)… ngày càng ưa chuộng các sản phẩm Halal do đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường…
Diễn đàn đã đánh giá mặc dù thị trường Halal toàn cầu rất tiềm năng song sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Halal đến nay còn hạn chế do gặp khó khăn trong việc cấp chứng nhận Halal và thiếu thông tin về thị trường, văn hóa kinh doanh, tiêu dùng để tham gia sâu vào thị trường Halal, nhất là tại các quốc gia Hồi giáo. Việc đạt được chứng nhận Halal là chìa khóa để giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường thực phẩm Halal toàn cầu.
Diễn đàn cũng là dịp để các cơ quan chứng nhận tiêu chuẩn Halal trong và ngoài nước trao đổi kinh nghiệm, tập quán và quy trình kiểm tra, giám sát và cấp chứng nhận đạt chuẩn Halal tại các thị trường toàn cầu. Diễn đàn cũng tạo cơ hội để các đại biểu chia sẻ thông tin, kỹ năng và các quy trình cần thiết để các cơ quan liên quan quản lý chất lượng cũng như thống nhất chuẩn của Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện các quy trình kiểm soát, chứng nhận chuẩn Halal.
Các đại biểu cũng chia sẻ nhu cầu về sản phẩm Halal, kinh nghiệm phát triển ngành Halal, trong đó có thực phẩm Halal tại một số các nền kinh tế quan trọng, không chỉ tại thị trường Trung Đông, châu Phi mà tại cả các nền kinh tế lớn ở châu Âu như Anh, Đức. Diễn đàn cũng tạo cơ hội tốt để các doanh nghiệp, địa phương tại Việt Nam trao đổi, kết nối trực tuyến với nhiều tập đoàn nhập khẩu lớn ở châu Âu, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Oman, Morocco, Liên hiệp các Phòng Thương mại và Công nghiệp Tây Phi,…nhất là trong bối cảnh làn sóng mới của COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.
Tại phiên kết luận, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã nhấn mạnh sự tham gia đông đảo của các đồng chí lãnh đạo bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, doanh nghiệp đã thể hiện quyết tâm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam ra thế giới nói chung và thị trường thực phẩm Halal toàn cầu nói riêng.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh Diễn đàn đã mở ra cách tiếp cận bao quát, thấu đáo về thị trường, tiêu chuẩn Halal và đề nghị các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương tiếp tục nghiên cứu kỹ, xử lý các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức chứng nhận Halal để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi sản xuất, cung ứng Halal trên thị trường toàn cầu.
Phát biểu bế mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi nhấn mạnh Việt Nam hiện đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và với tinh thần ngoại giao phục vụ kinh tế và phát triển, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tích cực hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển mới.
Các cơ quan sẽ cùng thúc đẩy xây dựng các chính sách, khuôn khổ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như hướng tới xây dựng chiến lược về ngành Halal Việt Nam, trong đó sẽ mở rộng ra nhiều lĩnh vực từ thực phẩm đến mỹ phẩm, dược phẩm, du lịch, dịch vụ… để doanh nghiệp ta tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu.
Các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường Halal tại các nước trên thế giới, nhất là tại các trung tâm lớn về thực phẩm Halal vì thực phẩm Halal chính là là cầu nối giữa các nền văn hóa, đồng thời tiếp tục tăng cường các thông tin về các xu thế của thị trường, tập quán tiêu dùng, ẩm thực, văn hóa của người Hồi giáo nhằm góp phần quan trọng giúp mở rộng giao lưu nhân dân giữa Việt Nam với các nước Hồi giáo và thúc đẩy giao lưu văn hóa, phát triển du lịch từ các nước Hồi giáo sang Việt Nam.
"Diễn đàn hôm nay là bước khởi đầu để nâng tầm nhận thức của các bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp về tiềm năng thị trường Halal toàn cầu và tạo nền tảng để giúp Việt Nam xây dựng một chiến lược về Halal trong thời gian tới", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi nói.
*Bên lề Diễn đàn cũng diễn ra triển lãm trưng bày, quảng bá một số sản phẩm Halal tiêu biểu và tiềm năng của Việt Nam như trà, cà phê, hạt sachi, thủy hải sản… cũng như một số món ăn nổi tiếng của Việt Nam theo tiêu chuẩn Halal. Nhiều đại biểu, nhất là các đại biểu quốc tế đã đánh giá cao các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Halal của Việt Nam./.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
AgroViet 2020: Giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
13:19'
Fan He SportsAgroViet 2020 có 220 gian hàng đến từ các tổ chức, hợp tác xã, đơn vị của hơn 30 địa phương quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
-
Thị trường
Đưa hương vị mắm xứ Thanh chinh phục thị trường quốc tế
11:15'
Mắm và nước mắm Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) là sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường trong 5 năm nhưng đã từng bước chinh phục người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
-
Thị trường
Vaccine Sputnik V của Nga có giá dưới 10 USD
08:03'
Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) Kirill Dmitriev cho biết chi phí cho một liều vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 đối với các nước có giá dưới 10 USD.
-
Thị trường
Chuỗi cửa hàng bách hoá bán lẻ Debenhams sắp tuyên bố phá sản
07:24'
Nhà điều hành chuỗi cửa hàng bách hóa bán lẻ Debenhams của nước Anh sẽ bắt đầu quá trình thanh lý tài sản để tuyên bố phá sản.
-
Thị trường
Kết nối cung cầu công nghệ, thiết bị trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc
14:01' - 02/12/2020
Fan He SportsNgày 2/12, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng tổ chức kết nối cung cầu công nghệ, thiết bị trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.
-
Thị trường
Nhật Bản hỗ trợ 27 mặt hàng nông sản xuất khẩu
10:13' - 02/12/2020 Fan He Sports
Nhật Bản vừa thông qua chiến lược thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm, nông sản và hải sản nhằm thực hiện mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này lên 5.000 tỷ yen (47,8 tỷ USD) vào năm 2030.
-
Thị trường
Mỹ: Doanh thu ngày Cyber Monday 2020 trên đà xô đổ mọi kỷ lục
08:06' - 02/12/2020
Fan He SportsCyber Monday (tạm dịch: Ngày thứ Hai công nghệ) là ngày thứ Hai đầu tiên tiếp sau ngày siêu giảm giá Black Friday - ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng 11 hằng năm.
-
Thị trường
Tiền Giang giá sầu riêng tăng gấp đôi, nguồn cung thiếu hụt
07:46' - 02/12/2020 Fan He Sports
Fan He SportsTrong những ngày qua, giá sầu riêng tại vùng chuyên canh tỉnh Tiền Giang đang tăng mạnh.
-
Thị trường
Phát hiện 770 điện thoại iphone không chứng minh được nguồn gốc
20:52' - 01/12/2020 Fan He Sports
Công an thành phố Hà Nội vừa phát hiện một lô hàng gồm số lượng lớn điện thoại di động iphone và linh kiện điện tử, ram máy tính để bàn không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.