Xuất khẩu dệt may năm 2020 ước đạt hơn 35 tỷ USD
Fan He SportsThông tin tại cuộc họp, ông Vũ Đức Giang cho biết, năm 2020, do tác động tiêu cực của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may ước đạt 35,27 tỷ USD, giảm 9,29% so với năm 2019, trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25%.
Kết quả này là nỗ lực đáng ghi nhận của toàn ngành, các doanh nghiệp dệt may đã nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh, kịp thời chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động.
Fan He Sports“Năm 2020, Vitas đã thực hiện tốt vai trò kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, hình thành chuỗi cung ứng; tổ chức nhiều đoàn xúc tiến thương mại tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt, Vitas đã làm tốt vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp dệt may với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước để phản ánh những vướng mắc về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, thuế, hải quan, lao động tiền lương…”, ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.
Chia sẻ về tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với ngành dệt may Việt Nam, ông Vũ Đức Giang cho hay, Hiệp định RCEP sẽ mang tới nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam. Đặc biệt, khác với các hiệp định khác, tại Hiệp định RCEP, quy tắc xuất xứ lại là một “điểm cộng” tương đối dễ dàng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Cụ thể, ngành dệt may kỳ vọng Hiệp định RCEP sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam có một thị trường rộng mở hơn ở thị trường Trung Quốc, khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một thị trường tiềm năng.
Nếu như trước đó, hàng may mặc vào các thị trường này buộc phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN, Nhật Bản; trong khi Việt Nam nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu trong ngành này từ Trung Quốc.
Nay với RCEP, hàng may mặc Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, RCEP tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành này dễ dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực.
Nhận định về năm 2021, với kịch bản dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa có điểm dừng, ông Giang cho rằng, đây chính là lo lắng lớn nhất.
“Sức mua thị trường nội địa năm 2021 vẫn sẽ dậm chân tại chỗ, không có sự tăng trưởng đột phá với tình hình dịch bệnh COVID-19 như hiện nay. Khi nào chúng ta có vắc-xin, kiểm soát được COVID-19, thị trường mới có thể tươi sáng hơn", ông Giang chia sẻ.
Về kịch bản nguyên phụ liệu, năm 2021 và 2022, Việt Nam có thể vẫn thu hút nhiều dự án đầu tư sợi, dệt, nhuộm, chuyển tiếp từ 2019- 2020 sang, có thể đảm bảo phần cung thiếu hụt của dệt may Việt Nam.
Nguyên nhân là do sự thay đổi phương thức mua hàng ở các quốc gia, sau khi chuỗi cung ứng toàn cầu có “trục trặc”, các nhãn hàng thời trang chấp nhận mua nguyên phụ liệu của Việt Nam, trong khi đó, các nhà máy của Việt Nam sản xuất sợi và dệt đã phát huy tốt năng lực phục vụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Dự kiến năm 2021, với khả năng kịch bản dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn trên thế giới trong quý I, Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 37-18 tỷ USD, có tăng trưởng nhẹ so với 2020.
Dự kiến, Hiệp hội Dệt May Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội lần thứ VI (2020-2025) và Tổng kết năm 2020 vào ngày 12/12 tới đây. Đại hội nhằm tổng kết, đánh giá các hoạt động của ngành và của Vitas trong năm 2020 nói riêng và cả giai đoạn 2016-2020; chỉ ra những thuận lợi, thách thức lớn và các đối sách ứng phó để đưa ngành dệt may phát triển.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Làm việc với đại diện ngành dệt may, da giày
21:54' - 23/11/2020
Chiều 23/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc với đại diện ngành dệt may, da giày Việt Nam để giải quyết một số kiến nghị, đề xuất nhằm tạo điều kiện cho ngành phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu dệt may vào EAEU sắp vượt ngưỡng quy định
19:16' - 23/11/2020
Fan He SportsĐiều 2.10 của VN-EAEU FTA qui định rõ về biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
-
Chứng khoán
Cổ phiếu dệt may chờ hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA
11:16' - 30/09/2020 Fan He Sports
Fan He SportsTrước khó khăn do dịch bệnh, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam, được kỳ vọng thúc đẩy xuất khẩu, tạo cơ hội phục hồi sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may.
-
DN cần biết
Cảnh báo hàng dệt may xuất khẩu sang EAEU có nguy cơ vượt ngưỡng quy định
13:30' - 28/09/2020 Fan He Sports
Các mặt hàng dệt may của Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á Âu đang có nguy cơ vượt ngưỡng (trigger level) áp dụng biện pháp phòng vệ năm 2020 theo quy định VN-EAEU FTA.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xử lý nghiêm các vi phạm dẫn đến lây nhiễm COVID-19 ra cộng đồng
19:24'
Chiều 1/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Chính phủ về các biện pháp phòng, chống COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu đẩy nhanh dự án sửa chữa Quốc lộ 5
18:38'
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) đẩy nhanh sửa chữa Quốc lộ 5.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẵn sàng khởi công Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
18:09' Fan He Sports
Fan He SportsNgày 1/12, Đoàn công tác của Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phát triển điện lực đã kiểm tra thực địa Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
100% thủ tục hàng không thực hiện qua bộ phận một cửa
17:58' Fan He Sports
Fan He SportsTừ ngày 1/12, Cục Hàng không Việt Nam sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với 100% thủ tục hành chính lĩnh vực hàng không tại Bộ phận Một cửa.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cho ngành mía đường trong tình hình mới
15:44'
Mặc dù trước mắt ngành mía đường đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng theo các chuyên gia, cơ hội phát triển mía đường nội địa vẫn luôn rộng mở nếu biết sắp xếp lại, hiệu quả hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay khu vực hàng đầu thế giới 2020 được trang bị hiện đại cỡ nào?
14:44' Fan He Sports
Fan He SportsHàng loạt giải thưởng uy tín được trao cho sân bay quốc tế Vân Đồn là bằng chứng cho thấy, sân bay tư nhân đầu tiên tại Việt Nam trang bị những công nghệ, trang thiết bị hiện đại bậc nhất thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ chuyển tải hành khách đi tàu tại ga Nha Trang qua khu vực ngập lụt
13:41'
Fan He SportsDo ảnh hưởng của mưa lũ ở khu vực Nam Trung Bộ những ngày qua, các khu gian Nha Trang - Lương Sơn, Nha Trang - Cây Cầy bị ngập nước từ 0,2 đến 0,4m, nhiều đoạn đường ray bị trôi đá, trôi tà vẹt.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo đà cho phát triển kinh tế
09:45'
Fan He SportsTiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công của năm 2020 đã có nhiều điểm sáng khi nhiều bộ, ngành đã hoàn thành kế hoạch của năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực từ một Nghị quyết
09:26' Fan He Sports
Dù chịu ảnh hưởng của hạn, mặn và dịch COVID-19 nhưng đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến nay đã đạt kết quả khả quan.